Nhà khoa học U90 và giấc mơ xanh hóa nông nghiệp bằng bèo hoa dâu
——–
Trước đây, từ nhà riêng trong nội thành Hà Nội, PGS.TS – Anh hùng Lao động Nguyễn Thị Trâm vẫn sang ngoại thành, tới Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng (thuộc Học viện Nông nghiệp Việt Nam) với cây lúa, với học trò bằng 3 giờ ngồi trên xe bus nhưng gần đây bác sĩ cấm bà làm điều đó vì chẳng khác nào tra tấn xương khớp tuổi già. Sau 3 tháng phải ngồi tại nhà, hôm nay bà lại được khoác áo chống nắng và đội chiếc mũ tai bèo quen thuộc nên nói, cười rất phấn chấn…
Bà dẫn tôi vào khu thí nghiệm ngoài trời với những dãy khay, vại xếp san sát nhau chứa nước thả bèo bèo hoa dâu được đánh mã số theo thứ tự từ nhỏ tới lớn: A1-1 là biến dị bèo hoa dâu cánh to phát triển từ bào tử (cách sinh sản vô tính, thường thấy ở nấm, tảo); A2 là bèo hoa dâu được lưu giữ tại Bộ môn với cánh xanh nhưng viền tím; A2-1 là bèo hoa dâu biến dị từ A2; A3 là bèo hoa dâu thu từ cánh đồng số 6 ở Học viện; A4 là bèo hoa dâu thu ở HTX Lệ Chi (huyện Gia Lâm, Hà Nội); A5 là bèo hoa dâu thu ở các đầm gần sân bay Gia Lâm, Hà Nội; A6 là bèo hoa dâu trồng để chế phylamin làm thuốc thu ở huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình;
A7 là bèo hoa dâu thu được ở gần thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Nội; A8 là bèo hoa dâu biến dị từ A5 với bộ rễ ngắn; A9 là bèo hoa dâu thu ở Nam Định lúc trời đã sập tối, cánh đồng không một bóng người nên không hỏi được tên xã, huyện cụ thể; A10 là giống bèo hoa dâu thu được ở HTX Vân Hội Xanh (huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc); A11 là bèo hoa dâu thu ở huyện Vị Thanh, Hậu Giang; A12 là bèo hoa dâu thu ở huyện Giồng Riềng, Kiên Giang; A13 là bèo hoa dâu thu ở huyện Châu Thành, Kiên Giang; A14 là giống bèo hoa dâu cánh nhỏ thu ở huyện Châu Thành, Kiên Giang; A15 là bèo hoa dâu thu ở huyện Lý Nhân, Hà Nam.
Chi tiết xem tại: https://nongnghiepmoitruong.vn/nha-khoa-hoc-u90-va-giac…
